Top 7 Nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất thế giới

17 Likes Comment
Top 7 Nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất thế giới

Steven Meisel (1954)

Ít nói, hạn chế tối đa việc xuất hiện trên báo chí, nhưng cái tên Steven Meisel dường như vượt qua mọi rào cản danh tiếng, trở thành một trong những danh xưng quyền lực nhất của làng thời trang thế giới. 
Phong cách của Steven là không có phong cách nào cụ thể. Ông thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới, lúc tương đồng về màu sắc, lúc tận dụng tối đa ánh sáng nhưng quan trọng nhất là người mẫu của ông bao giờ cũng mang trong mình một ý niệm biểu tượng. Nhiều lúc người ta cảm nhận rõ sự cầu kỳ là Steven dàn dựng nhưng đứng dưới góc độ thị giác thì đó là một cách tân mới mẻ. Thời hoàng kim của ông những năm 1990, từ Cindy Crawford, Claudia, Kate Moss,… đều tỏa sáng rực rỡ dưới quan điểm về nhiếp ảnh thời trang của ông. Cá tính thể hiện quan điểm hiện thực đến nghẹt thở, hiện thực của thời đại mà ông sống và cả hiện thực mà chỉ ông mới nhìn thấy được.

David Lachapelle (1963)

David là một nhiếp ảnh gia huyền thoại của ngành quảng cáo, thời trang và nhiếp ảnh mỹ thuật. Ông nổi tiếng với phong cách siêu thực, độc đáo và hài hước. 
Trong một bài phỏng vấn, ông từng nói: “Nếu được chọn làm nghệ sĩ thời nào, tôi xin được chon thời Baroque”. Quả có thế, ảnh của ông mạnh mẽ, hết cỡ biên độ, màu sắc tươi rực, chói sáng.
David Lachapelle là người nhận nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh. Phong cách của ông không lẫn với ai được: dùng màu cực đoan, ý tưởng gây shock, cực bất ngờ. Ông hiện được xem là một trong những nhiếp ảnh gia thời thượng nhất, sáng giá nhất.

Helmut Newton (1920 – 2004)

Helmut bắt đầu chụp ảnh thời trang từ năm 1946, ông gây dựng một studio ở Melbourne và chụp thể loại này trong một vài năm trong thời hậu chiến. Phong cách của ông bắt đầu rõ rệt từ những năm 1960, khi ông làm việc cho Vogue và Harper’s Bazaar của Pháp. Đặc biệt sau khi ra mắt series ảnh “Big nudes” năm 1980 đánh dấu phong cách đô thị, khêu gợi của ông được củng cố thêm nhiều kỹ năng tuyệt vời.
Helmut khẳng định những bức ảnh của mình luôn mang tính thực tế. Quyền lực và tình dục, cái cách mà tình tình mang đến quyền lực, đó là nỗi ám ảnh lớn nhất trong con người của Helmut. Có thể vì thế mà ảnh của không mang nét dịu dàng mà lúc nào cũng lạnh lẽo và đầy tính toán. Helmut khinh thường sự giả tạo, vì thế ông không chịu nổi ánh đèn bóng loáng của studio hay những cô người mẫu gầy gò và phẫu thuật thẩm mỹ quá nhiều.

Patrick Demarchelier (1943)

Patrick là một trong những nhiếp ảnh gia thời trang tài năng nhất và có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng thời trang quốc tế, ông bắt đầu nổi tiếng bời những bức hình chụp cho tạp chí nổi tiếng Vogue Anh trong những năm 80 và Harper’s Bazaar trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Demarchelier chính là người thực hiện các bộ ảnh trong những chiến dịch quảng cáo của các hãng thời trang danh tiếng nhất như BCBG, Armarni, Max Mara, Calvin Klein, Pirelli, Tiffany,… và của các bộ phim, show truyền hình như: “Sex and the city”, “Coyote Ugly”,… cũng như quảng cáo cho các vở kịch của sân khấu Broadway.
Không ít các tác phẩm quảng cáo của ông nhận được đánh giá rất cao bao gồm những bức ảnh quảng cáo cho hãng mỹ phẩm L’Oreal và seri quảng cáo cho hãng đồ lót Calvin Klein với Christy Turlington là người mẫu.

Richard Evedon (1923 – 2004)

Evedon là một trong những nhiếp ảnh gia xuất chúng bậc nhất của nước Mỹ, được thế giới biết đến bởi khả năng khơi dậy những cảm xúc giấu kín của người mẫu, từ đó mang đến những bức ảnh vô cùng ấn tượng, sâu sắc. Evedon được đánh giá là người định hình phong cách, vẻ đẹp và văn hóa Mỹ nửa cuối thế kỷ 20. Mặc dù Evedon nổi danh là một nhà nhiếp ảnh thời trang, nhưng thành quả đạt được trong ảnh chân dung chính là sự đổi mới cho thể loại ảnh này. 
Evedon có phong cách chụp chân dung tối giản. Ảnh chân dung của ông trực diện, thẳng thừng, miêu tả chi tiết nhân vật: ánh sáng hoàn hảo, phông nền trắng, không đạo cụ sân khấu, không một chi tiết ngoài lề làm xao lãng nhân vật. Tất cả nhằm đặc tả hết những nét riêng biệt trong gương mặt, ánh nhìn, điệu bộ và trang phục của người mẫu.

Cecil Beaton (1904 – 1980)

Nhiếp ảnh gia Cecil Beaton từng rất nổi tiếng với những bức ảnh chụp những diễn viên huyền thoại như Elizabeth Taylor, Marilyn Monroe và Audrey Hepburn. Khi chiến tranh nổ ra, ông được Bộ Thông tin Anh giao nhiệm vụ chụp lại những bức ảnh ấn tượng nhất thể hiện nỗ lực của nhân dân Anh trong chiến tranh thế giới II nhằm mục đích tuyên truyền.
Trong suốt cuộc đời mình, ông được biết đến với nhiều vai trò như nhà văn, nhà thiết kế, nhà làm phim hoạt hình, viết tự truyện,… nhưng nổi bật nhất vẫn là một nhiếp ảnh gia. Ông nổi tiếng với những bức chân dung chụp cho những nhân vật hàng đầu nước Anh trong các lĩnh vực chính trị, điện ảnh, thời trang,… và làm việc cho những tạp chí thời thượng nhất như Vogue và Vanity Fair.

Peter Lindlbergh (1944)

Cảm xúc đến từ những bức ảnh thật tuyệt, nhưng rất khó để diễn tả thành lời. Đó là suy nghĩ đầu tiên mỗi khi ai đó chiêm ngưỡng tác phẩm của Peter Lindlberg. Tự nhận mình là một người vô cùng ngẫu hứng khi thực hiện tác phẩm, ông chia sẻ: “Người ta hay nhắc đến phong cách của Peter Lindlberg, nhưng thú thực tôi cũng không biết rõ phong cách của mình là gì. Tôi chụp ngẫu hứng và cảm nhận về cái đẹp cái hay riêng của mình. Tôi không thích kiểu chụp ảnh với một chiếc máy tính ở bên cạnh máy ảnh, họ cố tình xây dựng bối cảnh, nhân vật và đòi hỏi người mẫu quá nhiều”.
Nổi tiếng với những bức ảnh đen trắng, Peter Lindlberg được tôn vinh là Cameraman của những mỹ nhân. Hơn 60% kho tàng của ông là ảnh đen trắng. Trong suốt 30 năm nay, ông chưa từng ngừng say mê hai tông màu làm nên những tác phẩm tuyệt vời này.

You might like

About the Author: Bác Sĩ Thủy

Trả lời